Cơ cấu kinh tế Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc

Nông nghiệp

Ở Nam Kỳ, người Pháp sớm nhận thấy tiềm năng thu lợi nhuận từ nông nghiệp của vùng này[3]. Tại đây, tính đến năm 1936, Pháp đã đào được 1360 km kênh chính, 2500 km kênh phụ với kinh phí lên đến 58 triệu Franc. Hệ thống kênh đào được thực hiện trong khoảng 80 năm ở Nam Kỳ đã làm thay đổi hẳn diện mạo nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long khiến diện tích đất canh tác được mở rộng, sản lượng lúa mỗi ngày một tăng, hình thành nên thị trường hàng hóa nông nghiệp. Giao thông vận tải cũng phát huy hiệu quả qua hệ thống đường thủy.[4] Trong nửa thế kỷ (1880-1937), diện tích trồng lúa tăng lên 420% (1880: 522.000 mẫu; 1937: 2,2 triệu mẫu), số lúa xuất cảng tăng lên 545% (1880 : 284.000 tấn; 1937: 1,5 triệu tấn), số dân tăng 260% (1880: 1,7 triệu, 1937: 4,5 triệu)[5]

Nông dân Việt Nam thời Pháp thuộc

Đầu năm 1945, nông dân chiếm 95% dân số Việt Nam nhưng làm chủ không quá 30% diện tích ruộng đất. Riêng tầng lớp nông dân nghèo (không có hoặc chỉ có rất ít ruộng đất) chiếm 60% dân số nông thôn, nhưng chỉ có khoảng 10% ruộng đất. Còn giai cấp địa chủ chiếm không tới 5% dân số nhưng chiếm hữu 70% ruộng đất.[6]

Ngay từ cuối những năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã mô tả nông dân Việt Nam như sau: “Ruộng bị Tây chiếm hết, không đủ mà cày. Gạo bị nó chở hết, không đủ mà ăn. Làm nhiều, được ít, thuế nặng... Đến nỗi chết đói, hoặc bán vợ đợ con, hoặc đem thân làm nô lệ như những người nó chở đi Tân thế giới...” [7]. Miền Bắc Việt Nam thường rơi vào tình trạng đói kém khi mất mùa hoặc gặp thiên tai, lũ lụt. Trong nạn đói năm Ất Dậu làm 2 triệu người chết, tỷ lệ chết đói cao nhất là những nông dân không có đất canh tác.

Pháp giành độc quyền buôn bán 3 mặt hàng quan trọng nhất là gạo, muốirượu. Hồ Chí Minh đã nhận xét: "Nói đến các món độc quyền, người ta có thể hình dung Đông Dương như một con nai béo mập bị trói chặt và đương hấp hối dưới những cái mỏ quặp của một bầy diều hâu rỉa rói mãi không thấy no".

Đồn điền cao su thời Pháp thuộc

Mỗi công nhân được tuyển dụng, người mộ phu sẽ được trả từ 10 đến 20 đồng khiến người ta thực hiện cưỡng ép tại một số vùng nông thôn tạo ra sự bất bình mà điển hình là vụ ám sát người chuyên mộ phu cao su René Bazin năm 1929. Des Rousseaux trong một báo cáo mật gởi cho Toàn Quyền Đông Dương viết "Người nông dân chỉ chấp nhận rời khỏi làng đi làm việc nơi khác là khi nào họ bị đói. Do đó phải đi đến kết luận lạ lùng cho phương thuốc thiếu nhân công [ở đồn điền] là phải bần cùng hóa nông thôn, rút bỏ các khoản trợ cấp, hạ giá nông sản…[8]".

Công nghiệp

Sau khi thực dân Pháp thiết lập nền cai trị tại Việt Nam, đầu thế kỷ XX, các công ty Pháp bắt đầu xây dựng một số cơ sở công nghiệp trong các ngành khai khoáng, cơ khí, rồi đến hệ thống công nghiệp dịch vụ và công nghiệp chế biến. Công nghiệp phát triển trên bốn lĩnh vực chủ yếu: khai thác mỏ, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí vận tải, và cuối cùng là các ngành công nghiệp chế biến.[9]

Nghề mộc tại Việt Nam thời Pháp thuộc

Sau khi Pháp chiếm Bắc kỳ thì ngành công nghiệp vật liệu xây dựng mới phát triển mạnh. Cơ sở quan trọng đầu tiên là Nhà máy Xi măng Hải Phòng do Công ty Xi măng Portland nhân tạo Đông Dương xây dựng năm 1894 với 4 lò quay. Ngành sản xuất gạch và ngói phân tán ở tất cả các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Tuy nhiên, cũng có những nhà máy lớn, nổi tiếng ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Đáp Cầu, Biên Hoà... Những nhà máy cơ khí vận tải cũng hình thành như nhà máy đóng tàu biển Bason, những nhà máy sửa chữa và chế tạo toa xe lửa ở Gia Lâm, Vinh, Sài Gòn, một số nhà máy lắp ráp và sửa chữa ô tô như Avia, Star ở Hà Nội...[9]

Công nghiệp chế biến của Pháp ở Việt Nam về cơ bản là công nghiệp chế biến nông sản và lâm sản. Trong công nghiệp chế biến nông sản, ngành xay xát lúa gạo chiếm vị trí quan trọng nhất và cũng ra đời sớm nhất. Nhà máy xay xát đầu tiên được xây dựng tại Chợ Lớn vào năm 1870. Đến năm 1885, khắp Nam bộ đã có tới 200 xưởng xay xát. Đi kèm với nó là các nhà máy dệt bao đay, sữa chữa máy móc, xe cộ, thuyền bè... Đi đôi với ngành công nghiệp xay xát, có ngành công nghiệp nấu rượu nhằm giải quyết nhu cầu ngân sách cho chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Nấu rượu là độc quyền của chính quyền thuộc địa. Chỉ một hãng rượu Đông Dương tại Hà Nội đã xây dựng tới 4 nhà máy vào năm 1901, mỗi tháng dùng khoảng 3.000 tấn gạo để nấu rượu. Ngành công nghiệp đường cũng được phát triển.[9]

Công nghiệp chế biến lâm sản bắt đầu phát triển từ đầu thế kỉ XX. Ba ngành quan trọng nhất thuộc lĩnh vực này là giấy, gỗ và diêm. Đến thập kỷ 1930 đã xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông, Singapore, Nhật. Từ năm 1913, Pháp đã thành lập Công ty Giấy Đông Dương. Công ty này có hai nhà máy Nhà máy Giấy Việt Trì và Nhà máy Giấy Đáp Cầu. Năm 1891, Pháp xây dựng một nhà máy sản xuất diêm đầu tiên ở Hà Nội. Đến năm 1897, Pháp lập một nhà máy diêm lớn hơn tại Bến Thuỷ (Nghệ An). Đến năm 1899, Schneider lập thêm một xưởng nữa ở Hà Nội.[9]

Các dịch vụ như điện, nước... thời kỳ này phát triển tương đối chậm, lệ thuộc nhiều vào sự hình thành các đô thị[9].

Thủ công nghiệp Việt Nam từng có quá khứ huy hoàng nhưng đã suy tàn nên được Pháp khuyến khích và khai thác. Các nghề thủ công có những khiếm khuyết như thiếu công nghệ hiện đại, thiếu tính sáng tạo, nhàm chán, lặp lại và đặc biệt không phù hợp với thị hiếu Châu Âu. Chính quyền thuộc địa chủ trương củng cố những nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống bằng cách đào tạo lao động tại chỗ, cải thiện chất lượng sản phẩm để có thể dễ dàng tiêu thụ. Nhiều khoá tập huấn nghề đã được thực hiện ở các tỉnh Hà Đông, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ mới vẫn hạn chế khiến năng suất lao động thấp.[10]

Thương nghiệp

Hút thuốc phiện tại Việt Nam thời Pháp thuộc.

Toàn quyền Đông Dương Albert Sarraut từng có thư gửi viên Công sứ dưới quyền: [11]

Tôi trân trọng yêu cầu ông vui lòng giúp đỡ những cố gắng của Nha Thương chính trong việc đặt thêm đại lý bán lẻ thuốc phiện và rượu, theo chỉ thị của ông Tổng giám đốc Nha Thương chính Đông Dương.Để tiến hành việc đó, tôi xin gửi ông một bản danh sách những đại lý cần đặt trong các xã đã kê tên; phần lớn các xã này, tới nay, vẫn hoàn toàn chưa có rượu và thuốc phiện. Qua các Tỉnh trưởng và các Xã trưởng Cao Miên, ông có thể dùng ảnh hưởng to tát của ông để làm cho một số tiểu thương người bản xứ thấy rằng buôn thêm rượu và thuốc phiện là rất có lợi.Chúng ta chỉ có thể đạt kết quả mỹ mãn, nếu chúng ta hợp đồng với nhau chặt chẽ và liên tục, vì lợi ích tối cao của ngân khố."Xưởng thuốc phiện (Manufacture d'Opium) ở Sài Gòn thời thuộc Pháp. Khu xưởng này cung ứng từ 1/3 đến 1/2 ngân sách toàn Đông Dương.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Kinh_tế_Việt_Nam_thời_Pháp_thuộc http://www.vjol.info/index.php/khxhvn/article/view... http://laodong.com.vn/xa-hoi/70-nam-nan-doi-lich-s... http://www.vanhoanghean.com.vn/tap-chi/nhung-goc-n... http://www.vr.com.vn/thongtinchung_lichsupt.html http://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn... http://repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/202... http://www.hochiminhcity.gov.vn/left/gioi_thieu/li... http://hkhktcd.vn/hoi-khoa-hoc-ky-thuat-cau-duong/... https://www.wider.unu.edu/sites/default/files/WP20... https://web.archive.org/web/20100201074131/http://...